bệnh viện thẩm mỹ chuẩn hàn quốc vi flag en flag 한국 표준 미용실

Tiêm Filler môi Kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Để hồi phục nhanh

Tác giả:   dinhth   -  Tham vấn y khoa:   BS Bùi Công Dũng

Tiêm filler môi kiêng ăn gì? Để giải đáp được vấn đề này, bạn hãy theo dõi ngay bộ cẩm nang kiến thức dinh dưỡng trong bài viết dưới đây. Nhờ đó, việc sở hữu bờ môi căng mọng, ngoại hình ưa nhìn sẽ không còn là điều khó khăn với bạn.

1/ Tiêm filler môi kiêng ăn gì?

Kỹ thuật tiêm filler hiện nay có ưu điểm là xâm lấn ít, hồi phục nhanh nhưng khách hàng vẫn nên xây dựng cho mình một khẩu phần ăn ‘healthy’, an toàn. Vì vậy, những món tối kỵ cần phải loại bỏ ra khỏi danh sách là:

1.1/ Đồ ăn cứng, dai

Các món như lương khô, bì heo, tai heo, khô bò/gà/mực, nem thính… tuy không gây quá nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa, nhưng lại khiến cơ viền môi phải co giãn rất mạnh.

kiêng đồ cứng

Đặc biệt, trong những ngày đầu sau tiêm filler chưa ổn định và bám chắc vào mô mềm. Vậy nên, việc ăn những đồ quá thô cứng hoặc dai sẽ dễ gây ra tình trạng vón cục, form môi bị lệch lạc.

Hơn nữa, nhiều người còn gặp phải triệu chứng: sưng nề, chảy máu và bong da môi… mang lại cảm giác đau nhức khó chịu.

1.2/ Thực phẩm cay, nóng

Đồ cay nóng cũng gây tác động tiêu cực đến cánh môi vừa mới tiêm filler. Vì nhóm thực phẩm này có thể khiến các vị trí mũi tiêm bị mưng mủ, ửng đỏ kéo dài và dễ sinh ra tê rát.

đồ ăn cay

Bạn cần tạm xa các món tính nhiệt như sau:

  • Đồ làm từ nếp: các loại xôi, bánh đúc, nui…
  • Hoa quả nóng: mận, vải, mít, đào, ổi…
  • Gia vị cay: ớt, tiêu, quế hồi, mắc khén, mù tạc…

1.3/ Hải sản

Các loại ĐV thủy sinh có vỏ như: tôm, cua, ngao, bề bề, ghẹ… chứa nhiều chuỗi axit amin dễ gây tương khắc với tế bào kháng nguyên, sinh ra dị ứng. Do đó, khi các vết tiêm trên môi chưa lành lại hoàn toàn, bạn bắt buộc tạm dừng ăn những thực phẩm này.

kiêng hải sản

Mặt khác, hải sản vốn có tính hàn và tanh, ăn nhiều làm lạnh bụng. Thậm chí, với người có cơ địa nhạy sẽ bị tiêu chảy, kèm theo phát ban xung quanh miệng.

1.4/ Thực phẩm dễ gây sẹo

Một số loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có ích cho việc thúc đẩy vết thương nhanh lành, nhưng lại kích hoạt tăng sinh collagen quá mức. Vì thế, làn da dễ bị xơ cứng, bờ môi kém mềm mại và lộ rõ vài nốt thâm tím.

thực phẩm gây sẹo

Những cái tên nằm trong nhóm này bao gồm: thịt đỏ, thịt gà, rau muống và trứng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đạm (>500gr/ngày) nhằm bảo toàn dáng môi như ý.

1.5/ Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích

Các loại đồ uống có cồn và chất gây hại cho tim mạch như thuốc lá, thuốc lào… sẽ làm gia tăng nguy cơ tụ máu, lây lan vết bầm, khiến môi mất đi độ tươi tắn.

chất kích thích

Đó là lý do mà bạn cần phải ‘từ chối’ uống rượu bia cùng các chất gây hưng phấn để giữ kết quả tân trang ‘cánh hồng’ được tốt nhất, đồng thời tránh khỏi những rủi ro không mong muốn.

2/ Tiêm filler môi cần kiêng ăn bao lâu?

Nguyên tắc quan trọng khi ăn kiêng sau tiêm chất làm đây là phải tuân thủ nghiêm cho tới khi lớp biểu bì bong vảy, môi mềm mại và vào form tự nhiên.

Thông thường, bạn sẽ cần dành 7-10 ngày để thực hiện kế hoạch ăn uống và chăm sóc đặc biệt. Với người có cơ địa yếu, khó lành nhanh thì sẽ cần từ 10-14 ngày.

Ngoài ra, để nắm rõ hơn về tiến trình hồi phục và chủ động điều chỉnh cách ăn hợp lý, bạn hãy theo dõi từng giai đoạn chuyển biến sau đây:

  • 24h đầu tiên: Môi hơi tê nhẹ, hơi sưng nhức và filler chưa hòa hợp với mô nên có cảm giác căng cứng.
  • 3-5 ngày tiếp: Bờ môi mềm hơn, vết tiêm xuất hiện đốm tím nhỏ nhưng không đáng kể.
  • 7-10 ngày: Sưng và căng đã thuyên giảm đáng kể, môi cử động bình thường, da tróc vảy nhẹ.
  • Sau 10 ngày: Môi vào form chuẩn, có độ mềm mượt và căng đầy, bắt đầu sinh hoạt trở lại như cũ.

3/ Nên ăn gì sau khi tiêm filler môi?

Không chỉ cần chú ý đến các món cần kiêng kỵ, bạn cũng nên ghi lại một số nhóm thực phẩm có ích cho quá trình hồi phục của môi. Lời khuyên từ chuyên gia như sau:

rau xanh

  • Nên ăn rau xanh lá và trái cây mát/nhiều nước: súp lơ, mồng tơi, rau cải ngọt, cam, bưởi, măng cụt…
  • Bổ sung nước lọc (1,5l/ngày) đan xen với nước ép giúp môi hồng xinh (ép cà chua/cà rốt/đu đủ/dâu tây…)
  • Hệ lợi khuẩn giúp cho tiêu hóa thuận lợi, bề mặt môi mịn hơn: sữa chua (hương vị việt quất, nha đam…)
  • Chất đạm giúp xây dựng các sợi collagen và thúc đẩy da lành nhanh, không bị sẹo xấu: thịt thăn/mông/vai heo, các loại đậu đỗ, hạt sấy khô…
  • Chọn các món ít cần nhai, dễ tiêu hóa: cháo, soup, bánh ngọt, thịt băm…

4/ Một vài vấn đề khác cần kiêng sau khi tiêm filler môi

Song hành với việc ăn uống, khách hàng sau khi tiêm filler cũng nên ghi nhớ đến một số vấn đề khác nhằm đảm bảo dáng môi không bị hỏng xấu. 5 lưu ý cụ thể như sau:

4.1/ Hạn chế chạm lên môi

Thói quen cực kỳ sai trái mà nhiều người thường mắc phải chính là sờ nắn và chạm lên môi. Việc này sẽ tạo điều kiện tuyệt vời cho các vi khuẩn gây hại có cơ hội xâm nhập và lây lan vào bên trong vết tiêm.

không chạm vào môi

Khi các tầng da môi bị các vi sinh vật tấn công, bạn sẽ khó tránh khỏi viêm ngứa và nhiễm trùng, filler khó hòa hợp cùng với mô mềm.

Vì vậy, bạn chỉ nên chạm vào môi khi thoa dầu/kem dưỡng và trước đó cần phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng, đảm bảo loại bỏ tối đa các mầm mống gây bệnh.

4.2/ Hạn chế xông hơi

Cấu trúc da môi khá mỏng manh và nhạy cảm, sau khi tiêm càng dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Cho nên, nếu bạn xông mặt bằng nước nóng vào lúc này, da môi sẽ dễ bong nứt và gây cảm giác đau xót.

Việc xông hơi còn thúc đẩy lưu lượng máu qua da nên vô tình gây ứ đọng và tích tụ tế bào hồng cầu dưới vết thương. Từ đó, đôi môi xuất hiện mảng thâm to rộng, ảnh hưởng đến lớn tới yếu tố thẩm mỹ.

Mặt khác, nhiệt cao còn làm các phân tử axit hyaluronic trong filler bị phân tách và tiêu hao, khiến cho dáng môi về sau không thể vào form dáng như kỳ vọng.

4.3/ Không tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Các chuyên gia Da liễu đã chứng minh: Tia UV có thể làm trầm trọng thêm mức độ bầm tím tại vùng da có vết thương hở. Do vậy, nếu bạn không muốn ‘cánh hoa’ bị sạm màu và suy yếu thì cần tuyệt đối tránh ra nắng.

tránh ánh nắng

Trong TH bắt buộc cần ra ngoài, bạn nên chuẩn bị đầy đủ tư trang và phụ kiện để che chắn kỹ lưỡng: băng khẩu, KCN (thoa quanh viền môi), mũ nón, khăn, áo dài kéo kín cổ và nửa mặt…

4.4/ Hạn chế dùng son

Tô son trong thời gian da môi chưa lành lại là điều cấm kỵ, bởi các chất hóa học nhỏ li ti trong son có thể trở thành tác nhân gây viêm nhiễm và mẩn ngứa.

Đặc biệt là khi bạn không tẩy trang sạch và kỹ, cặn bẩn cùng với tế bào môi chết sẽ tích tụ lại trên các nếp gấp vân môi. Điều này kéo dài sẽ khiến môi xỉn màu và nổi cục mụn ngứa, dẫn tới nhan sắc ‘mất điểm’ khi đối diện với người xung quanh.

4.5/ Tránh nơi có áp suất cao

Áp suất thay đổi đột ngột có thể khiến filler dưới da đông cứng thành từng mảng, môi còn bị sưng nề và nóng đỏ nghiêm trọng. Thế nên, bạn hãy tránh đi máy bay hoặc tham gia bơi lội trong ít nhất 1 tuần đầu tiên sau khi tiêm.

nơi áp xuất cao

Thực tế ghi nhận, khi khách hàng đến nơi có áp suất chênh lệch cao còn bị xuất huyết trên môi, khó cầm máu và phải mất tới 2-3 tháng để da lành lại.

4.6/ Không nên hôn

Đây cũng là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn không thể chủ quan. Việc tiếp xúc giữa 2 đôi môi với nhau tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây lan hại khuẩn, dễ khiến bạn phải chịu tình cảnh nhiễm trùng.

Thêm nữa, hành động hôn quá mạnh sẽ làm cho filler di lệch khỏi vị trí ban đầu, bề mặt lớp biểu bì cũng dễ tróc vảy hơn, kết quả tiêm môi vì thế mà bị ảnh hưởng xấu.

Tiêm filler môi kiêng ăn gì? Tổng hợp toàn bộ các nhóm thực phẩm cần né tránh đã được đề cập rõ ràng trong bài viết trên. Bạn hãy bỏ túi các bí kíp bổ ích để đôi môi không phải chịu tác động tiêu cực và sớm hồi phục trong thời gian nhanh nhất nhé!

5/5 - (1 vote)

Ý kiến của bạn

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

Gọi tư vấn Nhận ưu đãi